Trứng và cách bảo quản, sử dụng để bảo vệ sức khỏe

Trong những năm gần đây tại Mỹ đã có nhiều đợt bùng phát bệnh nhiễm khuẩn Salmonella. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ những quả trứng sạch, vẫn còn nguyên vỏ, không bị nứt vỡ nhưng lại bị nhiễm loại vi khuẩn có tên gọi là Salmonella Enteritidis. Do vậy, trứng đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại là thực phẩm có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe cho con người.
Tuy nhiên, Trứng cũng là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu mà một chế độ dinh dưỡng giảm cân lành mạnh không thể thiếu. Ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam, trứng là một loại thực phẩm rất sẵn có và rẻ tiền. Trước đây, đã có một số tranh cãi về việc liệu trứng có tốt cho sức khỏe hay không, đặc biệt là liên quan đến chỉ số Cholesterol trong máu. Tuy nhiên, Nghiên cứu khoa học hiện nay đã cho thấy rằng ăn trứng sẽ rất có lợi cho sức khỏe, vì chúng là nguồn cung cấp protein dồi dào và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một quả trứng luộc trọng lượng 44g có thể cung cấp các chất dinh dưỡng sau: Năng lượng: 62,5 calo, Chất đạm 5,5g, Tổng chất béo: 4,2g, trong đó 1,4g chất béo bão hòa, Natri: 189 miligam (mg), Canxi: 24,6mg, Sắt: 0,8mg, Magiê 5,3mg, Phốt pho: 86,7mg, Kali: 60,3mg, Kẽm: 0,6mg, Cholesterol: 162mg, Selen: 13,4 microgam (mcg), Lutein và Zeaxanthin: 220mcg, Folate: 15,4mcg. Trứng cũng là một nguồn cung cấp vitamin A, B, E và K dồi dào. Lòng trắng và lòng đỏ trứng đều là những nguồn thực phẩm giàu protein với khoảng 12,6% phần ăn được của trứng là protein.
Do vậy, chúng ta hãy áp dụng các phương án sau đây trong quá trình bảo quản, xử lý, sơ chế và chế biến các sản phầm có nguồn gốc từ trứng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa một cách triệt để khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm:
• Bảo quản trứng ở nhiệt độ 7°C (45°F) hoặc thấp hơn trong tủ lạnh cho đến khi sử dụng chúng. Lưu ý không đông lạnh trứng còn nguyên vỏ.
• Nấu kỹ trứng cho đến khi cả lòng đỏ và lòng trắng chín đều, không bị chảy nước (hay còn gọi là trứng lòng đào). Nói chung, trứng phải được nấu chín đến nhiệt độ 63°C hoặc cao hơn trong ít nhất trong 15 giây.
• Để bảo quản trứng đã nấu chín cho lần sử dụng sau, hãy nấu chúng ở nhiệt độ 68°C trở lên trong 15 giây, sau đó giữ ở nhiệt độ 57°C hoặc cao hơn.
• Tránh để gộp chung các loại trứng sống cùng trong một hộp đựng. Trứng nên được chia ra và bảo quản với số lượng nhỏ để nấu và sử dụng ngay lập tức.
• Đối với các món sữa trứng, bánh mì nướng kiểu Pháp, bánh Mousse, và bánh trứng đường hãy sử dụng các loại trứng đã được tiệt trùng sạch sẽ.
• Tránh các món trứng sống trong thực đơn. Bạn có thể xem lại thực đơn, công thức và quy trình chuẩn bị nấu ăn có sử dụng trứng sống hay không. Trứng đã được khử trùng có thể được thay thế trong các món salad Caesar, sốt Hollandaise và sốt Béarnaise, món Eggnog và kem…
• Trứng đã được thanh trùng vẫn cần phải xử lý với thời gian và nhiệt độ giống như các thực phẩm có nguy cơ gây hại khác.
• Rửa tay bằng nước nóng, xà phòng trước và sau khi xử lý trứng và các sản phẩm từ trứng.
• Rửa và vệ sinh dụng cụ, thiết bị và khu vực nấu ăn sau khi chế biến trứng và các sản phẩm từ trứng.
• Không sử dụng lại các hộp đựng đã được dùng để đựng hỗn hợp trứng sống. Nên sử dụng các loại hộp đựng sạch sẽ và được khử trùng để đảm bảo sức khoẻ.

Nguồn: Tổng hợp

X