Bơ động vật và Bơ thực vật: Loại nào tốt cho sức khoẻ hơn?

Ngày xưa con người chỉ sử dụng duy nhất một loại bơ có nguồn gốc từ động vật, nhưng trong vài thập kỷ gần đây nhờ vào sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ sản xuất thực phẩm đã có thêm nhiều loại bơ mới được phát minh ra đời. Vậy trong quá trình quản lý cân nặng thì liệu việc sử dụng loại bơ nào sẽ có lợi cho sức khỏe hơn những loại bơ khác hay không? Bạn hãy đọc hết bài viết dưới đây để biết rõ hơn
Bơ động vật
Từ thời ông bà của chúng ta khi nói đến các loại kem, bơ, sữa thì chúng được hiểu là phải làm từ nguyên liệu sữa bò khuấy đều cho đến khi chuyển thành một hợp chất màu vàng, đặc và tan chảy một cách ngon lành trên những lát bánh mì nướng nóng hổi. Một muỗng canh bơ động vật (1 tbsp) có chứa giá trị dinh dưỡng như sau:
Lượng calo: 100 kcal, Chất béo: 11,4 gam, Chất béo bão hòa: 7,19 gam, Cholesterol: 30,1 miligam, Carbohydrate: 0 gam. (Lưu ý: một số loại bơ cũng có thể chứa thêm muối).
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy rằng các loại bơ được làm từ nguồn sữa của các con bò ăn cỏ sẽ có hàm lượng axit béo Omega-3 cao hơn và có lợi cho sức khỏe tim mạch hơn là các loại bơ làm từ sữa bò sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp chứa rất ít axit béo Omega-3.
Bơ thực vật
Bơ thực vật được phát minh vào những năm 1860 với mục đích sử dụng như một loại bơ thay thế cho bơ động vật với giá thành rẻ hơn dành cho tầng lớp công nhân và binh lính Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ. Loại bơ thực vật đầu tiên được làm từ mỡ bò trộn với sữa. Về sau chúng được các nhà sản xuất cắt bỏ các thứ liên quan đến động vật và chỉ sử dụng dầu thực vật được Hydro hóa. Hydro hóa là một phát minh của đầu những năm 1900 khi các nhà khoa học sử dụng chất béo chuyển hóa để làm đông đặc dầu thực vật. Điều này có nghĩa là khi bơ thực vật càng rắn, thì hàm lượng chất béo chuyển hóa (Trans-fat) càng cao và sẽ đem lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chất béo chuyển hóa có thể làm tăng lượng Cholesterol LDL và giảm chỉ số HDL (một loại Cholesterol tốt). Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến nghị cần phải loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
Một muỗng canh bơ thực vật có chứa giá trị dinh dưỡng như sau:
Lượng calo: 100 kcal, Chất béo: 11,3 gam, Chất béo bão hòa: 2,13 gam, Cholesterol: 0 miligam, Carbohydrate: 0 gam. (Một số nhãn hiệu bơ thực vật được bổ sung thêm vitamin hoặc axit béo Omega-3).
Ngoài ra chúng ta còn có loại Bơ thực vật dạng mềm được làm với nhiều nước hơn so với bơ thực vật dạng thanh truyền thống, sử dụng loại bơ này có thể giúp bạn làm giảm lượng calo nạp vào.
Một muỗng canh bơ thực vật mềm bao gồm:
Lượng calo: 74,6 kcal, Chất béo: 8,37 gam, Chất béo bão hòa: 1,69 gam, Cholesterol: 0,14 miligam, Carbohydrate: 0,12 gam.
Vậy loại bơ nào sẽ tốt cho sức khoẻ hơn?
Trong quá trình giảm cân thì bơ động vật vẫn là lựa chọn số 1 vì nó chỉ chứa một lượng nhỏ carbs cho mỗi khẩu phần cho dù là loại bơ mặn hay bơ nhạt. Giống như các sản phẩm từ sữa béo khác, bơ động vật rất giàu Axit Linoleic liên hợp (CLA), đây là loại axit béo có thể thúc đẩy quá trình giảm béo. Bơ của bò ăn cỏ chứa CLA nhiều gấp 5 lần và hàm lượng axit béo Omega-3 và vitamin K2 cũng cao hơn nhiều so với bơ được làm từ bò ăn ngũ cốc công nghiệp. Do vậy, Bạn hãy sử dụng bơ động vật để nấu các bữa ăn trong quá trình quản lý cân nặng với 24K DIET. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng các loại bơ thực vật để nấu ăn, thì hãy chọn các loại bơ thực vật ở dạng mềm (hay còn gọi là Light magarine) hoặc các loại dầu ăn dạng lỏng (ví dụ dầu trái bơ, dầu dừa, dầu ôliu) thay cho bơ thực vật có dạng thanh để có thể giúp bạn giảm được lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa nạp vào cơ thể hàng ngày và gần đây công nghệ phát triển đã có thêm những loại bơ thực vật không chứa Trans-fat, bạn cũng có thể xem xét để cho vào thực đơn giảm cân trong trường hợp cần thiết.

Nguồn: Tổng hợp

X