Bạn có thể đã từng được nghe nói rằng hầu hết những người giảm cân sau một thời gian đều sẽ tăng lại gần hết số cân đã giảm thậm chí còn tăng nhiều hơn. Đáng buồn thay, điều này lại có thể là sự thật. Mặc dù trên thực tế có một số bạn đã nỗ lực cố gắng và giảm được rất nhiều và đồng thời cũng duy trì được số cân mong muốn đó trong một thời gian tương đối dài, nhưng điều này không có nghĩa là đối với phần lớn tất cả những người khác cũng có thể làm được điều tuyệt vời tương tự như vậy.
Những lời quảng cáo trên mạng cho rằng bạn có thể có thân hình mà bạn mong muốn bằng cách “ăn thoải mái miễn là đèn xanh” hoặc “giảm 1 tháng 10kg” miễn là theo chế độ giảm cân cụ thể nào đó có thể nghe rất hấp dẫn, nhưng thực tế sẽ không thể được như vậy, hầu hết các phương pháp ép cân làm bạn giảm càng nhanh thì lại càng không thực sự lành mạnh và bền vững và sau đó sẽ dẫn đến việc bạn sẽ tăng lại hoàn toàn số cân đã mất một cách nhanh chóng. Do vậy, việc tuân thủ theo một chế độ giảm cân lành mạnh là điều thật sự cần thiết để giúp bạn có được một sức khỏe tối ưu mà vẫn duy trì được đúng cân nặng mục tiêu.
Tuy nhiên, trong thực tế cũng có một số nguyên nhân đặc biệt có thể khiến chúng ta không thể đạt được cân nặng như ý, mặc dù có thể bạn đã làm mọi thứ một cách rất “đúng đắn”. Dưới đây là một số lý do có thể khiến ta mất kiểm soát đối với vấn đề cân nặng của mình, bất kể cho dù bạn đã ăn uống hay tập luyện quyết tâm như thế nào:
Yếu tố di truyền
Theo các nhà khoa học thì 20-80% kích thước cơ thể của chúng ta là do gene quyết định, ví dụ những người có gene béo phì là gene FTO sẽ có cân nặng trung bình hơn 3kg so với người bình thường và trong số đó nhiều người dễ có khả năng sẽ bị béo phì. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle ở Anh cho biết, những người có biến thể gene FTO hoàn toàn vẫn có thể chủ động giảm cân để có một cơ thể khoẻ mạnh giống như người bình thường
Yếu tố tác động bên ngoài
Chẳng hạn như việc bị chấn thương hoặc thường xuyên tiếp xúc với các loại chất độc ô nhiễm môi trường hoặc do sự khan hiếm thực phẩm cũng có thể làm ảnh hưởng đến mã gene, chúng có thể làm bật hoặc tắt các gene di truyền trong cơ thể bạn
Chế độ ăn trong thời kì mang thai
Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong suốt thời kì mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ khi trưởng thành, nếu người mẹ bị béo phì hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ biến chứng cho mẹ và thai nhi trong thai kỳ. Theo nghiên cứu mới nhất, có tận hơn 30% mẹ bầu bị tăng cân quá mức trong thời gian mang thai. Béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường trong thời gian thai kỳ, có thể dẫn đến tiền sản giật.
Lịch sử ăn kiêng
Nếu trước đây bạn đã giảm và tăng lại cân quá nhiều lần, bạn có thể nhận ra rằng càng về sau bạn càng ngày càng khó giảm cân và dễ bị tăng cân hơn bình thường;
Căng thẳng
Bị stress quá mức (cho dù bạn có hay ăn vặt hay không) đều có thể dẫn đến bị tăng cân
Bệnh lý và tác dụng phụ của thuốc
Bệnh suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hội chứng Cushing và các tình trạng bệnh lý khác có mối liên hệ rất chặt chẽ với tăng cân và béo phì
Tiền mãn kinh và mãn kinh
Mặc dù vấn đề biến đổi cân nặng sẽ xảy ra không giống nhau ở mỗi người, nhưng hầu hết tất cả phụ nữ đều có xu hướng tăng cân trong thời gian này.
Như vậy có rất nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát có thể làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề cân nặng của cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta không thể đạt được thân hình như mong muốn chỉ đơn giản là bởi vì không thực sự theo đúng một phương pháp giảm cân lành mạnh và khoa học. Khi đăng ký thành viên với 24K DIET bạn sẽ có đầy đủ các hướng dẫn, phương pháp, công cụ và kiến thức thông tin mới nhất để hỗ trợ giúp bạn tìm lại được vóc dáng như ý mà vẫn đảm bảo có được sức khỏe tối ưu.