5 điều cần lưu ý trước khi bắt đầu chế độ ăn Keto

Trước khi bắt đầu bất kì chế độ ăn kiêng nói chung và Keto nói riêng đều đòi hỏi bạn phải lên được một kế hoạch dinh dưỡng kĩ càng trước khi bắt đầu. Theo nguyên tắc chung, bất cứ chế độ ăn uống nào càng hạn chế nhiều loại thực phẩm và nhóm thực phẩm, thì càng cần phải chú ý nhiều hơn để ngăn chặn việc cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng và gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này sẽ tóm tắt giúp bạn một số vấn đề sẽ cần phải cân nhắc để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cho bản thân trước khi áp dụng chế độ ăn Keto.
1) Liệu chế độ ăn Keto có phù hợp với bạn hay không?
Trước hết, bạn sẽ cần phải biết chắc chắn rằng chế độ ăn Keto có phù hợp và an toàn đối với bản thân mình hay không? Điều này dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý của bạn (nếu có). Có những trường hợp chế độ ăn Keto có thể gây hại và một số các trường hợp đặc biệt khác lại cần có sự giám sát y tế. Để chắc chắn bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có đủ thông tin trước khi bắt đầu quyết định theo chế độ ăn kiêng Keto (Để nắm được các loại bệnh chống chỉ định hoặc có khả năng chống chỉ định hãy xem bảng liệt kê chi tiết tại Hướng dẫn về chế độ ăn Ketogenic phần 3). Đối với những người hoàn toàn khoẻ mạnh thì chế độ ăn Keto sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ tuy nhiên bạn phải chắc chắn mình đang áp dụng đúng chế độ Keto sạch.
2) Theo dõi các chỉ số sức khỏe 
Bạn có thể sẽ cần phải theo dõi các chỉ số sức khỏe của mình một cách cẩn thận thông qua việc xét nghiệm các chỉ số máu. Việc theo dõi này là không hoàn toàn bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự cảm thấy cần thận trọng thì hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu xem các chỉ số xét nghiệm máu nào cần thiết phải theo dõi trước khi bạn thực hiện chế độ ăn Keto. (Để nắm được các chỉ số máu nào có thể cần phải quan tâm trước khi đến làm việc trực tiếp với bác sĩ hãy xem Hướng dẫn về chế độ ăn Ketogenic phần 4).
3) Thực phẩm bổ sung 
Các loại thuốc và thực phẩm bổ sung đều có thể chứa các loại tinh bột ngầm được các nhà sản xuất thêm vào với mục đích làm phụ gia, chất làm đầy, chất ổn định hoặc chất tạo ngọt và chúng có thể không được công bố đầy đủ trên vỏ nhãn bao bì của sản phẩm. (xem Hướng dẫn về chế độ ăn Ketogenic phần 4 để nắm được bảng liệt kê chi tiết các loại carbs phổ biến có thể xuất hiện trên các nhãn thuốc hoặc thực phẩm bổ sung mà bạn đang sử dụng)
4) Hãy áp dụng chế độ Keto sạch
Khi thực hiện chế độ ăn Keto chúng ta sẽ phải loại bỏ một số lượng hợp lý các loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột ra khỏi chế độ ăn hàng ngày, điều này về lâu dài có thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng nhất định, các chất dinh dưỡng này bao gồm canxi, chất xơ, folate (B9), iốt, sắt, magiê, kali, natri, thiamine (B1), vitamin A, vitamin C và vitamin D. Để xử lý vấn đề này bạn nên chủ động lựa chọn ăn chế độ Keto sạch với các thực phẩm toàn phần, ít qua chế biến, tinh chế nhất có thể để giúp cơ thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để có thể hoạt động một cách tối ưu hoặc nếu cần thiết bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của Huấn luyện viên.
5) Các phản ứng phụ có thể gặp phải khi ăn Keto
Trong khoảng thời gian 1-4 tuần đầu tiên áp dụng chế độ ăn Keto, bạn có thể bị mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng, khó chịu ở đường ruột, bị sương mù não hoặc một số các triệu chứng bất thường khác. Tập hợp các triệu chứng này thường được gọi là “bệnh cúm Low-carb” hoặc “bệnh cúm Keto”. Tuy nhiên, chúng sẽ thường chỉ xuất hiện tạm thời và trong Hướng dẫn về chế độ ăn Ketogenic phần 4 đã có liệt kê những bước cần thiết phải thực hiện để ngăn ngừa hoặc giảm bớt một số tác dụng phụ không mong muốn này để bạn tham khảo và áp dụng.

X