6 điều cần biết về Nhãn thông tin dinh dưỡng được cập nhật mới nhất bởi FDA

Bạn hãy thử tưởng tượng ở một thế giới khác nơi mà các thực phẩm và đồ uống được đóng gói nhưng không có ghi bất cứ nhãn thông tin dinh dưỡng nào một cách nhất quán hoặc không có bất cứ sự thống nhất nào giữa các nhà sản xuất. Nếu điều đó xảy ra thì chắc hẳn chúng ta có thể phần nào cảm nhận được về mức độ khó khăn khi muốn đưa ra những lựa chọn đối với các thực phẩm lành mạnh cả về chất lượng và số lượng mà bản thân bạn và gia đình dự định sẽ sử dụng. Đây chính là trường hợp đã từng xảy ra trước những năm 1990, khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thông qua Đạo luật Giáo dục và Ghi nhãn Dinh dưỡng (NLEA). Kể từ đó, sau nhiều lần lặp lại, các nhãn thông tin dinh dưỡng cụ thể đã dần được hình thành và vào giữa những năm 1990, hầu hết các bao bì thực phẩm đều có ghi một nhãn màu đen trắng mang tính biểu tượng mà tất cả mọi người nhìn qua đều có thể nhận ra.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người quan sát tinh ý, trong thời gian gần đây bạn có thể nhận thấy những thay đổi đối với nhãn thông tin dinh dưỡng trên một số loại thực phẩm mà bạn thường mua. Vào năm 2016, các cập nhật quan trọng đối với nhãn bao bì thực phẩm đã được thực hiện lần đầu tiên sau hơn 20 năm và các nhà sản xuất thực phẩm đang tiếp tục làm việc cùng với FDA để đảm bảo việc cập nhật được thực hiện đầy đủ trước ngày 1 tháng 7 năm 2021. Nhãn thông tin dinh dưỡng đang được cập nhật dựa trên các nghiên cứu mới nhất về dinh dưỡng, các nghiên cứu khoa học cập nhật và các thông tin đầu vào từ người sử dụng, tất cả nhằm mục đích giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày một cách thật sáng suốt cũng như để hỗ trợ mọi người có một chế độ ăn uống lành mạnh một cách tốt hơn. Đây là tất cả những nỗ lực liên tục về sức khỏe cộng đồng của FDA nhằm giảm tỉ lệ tử vong và các loại bệnh tật có thể phòng ngừa được liên quan đến dinh dưỡng và giúp các cá nhân có thể duy trì thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

1. Khẩu phần đã được sửa đổi để phản ánh tốt hơn lượng thức ăn và đồ uống mà người tiêu dùng có thể sử dụng
Đây không phải là một khuyến nghị về lượng thực phẩm mà một người phải nên tiêu thụ. Ví dụ: khẩu phần soda đã thay đổi từ 8 oz thành 12 oz không phải để khuyến khích tiêu thụ nhiều soda hơn, mà thay vào đó chỉ để mục đích thể hiện tốt hơn lượng soda thường được tiêu thụ trong mỗi khẩu phần. Ngoài ra, kích thước khẩu phần giờ đã xuất hiện với phông chữ lớn hơn và đậm hơn. Nếu một gói thực phẩm chứa một lượng từ một đến hai khẩu phần, chẳng hạn như một lon súp 15 oz, thì bắt buộc phải được dán nhãn là một khẩu phần bởi vì mọi người sẽ thường ăn hết cả lon.
2. Thay đổi đáng chú ý nhất đối với nhãn là phông chữ lớn hơn và đậm hơn cho phần calo
Sự thay đổi này giúp thông tin này được dễ nhìn thấy hơn, có thể rất hữu ích khi so sánh các loại thực phẩm trong cùng cửa hàng hoặc để theo dõi lượng calo ăn vào mỗi ngày.
3. Nghiên cứu cho thấy rằng “loại chất béo” sẽ quan trọng hơn “lượng chất béo” được ăn vào. Do vậy, “lượng calo đói với chất béo” đã bị loại bỏ khỏi nhãn
Mục tiêu dinh dưỡng hàng ngày đối với tổng lượng chất béo là chiếm 20–35% tổng lượng calo.
Lượng chất béo bão hòa hàng ngày ăn vào phải <10% tổng lượng calo tiêu thụ.
4. Các loại đường bổ sung hiện được yêu cầu xuất hiện trên nhãn thông tin dinh dưỡng dưới dạng % Giá trị hàng ngày và tính bằng Gam
Việc cập nhật này là phù hợp với trọng tâm chính theo Hướng dẫn chế độ ăn uống 2020-2025 cho người Mỹ về việc hạn chế thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường, với khuyến nghị tiêu thụ ít hơn 10% calo mỗi ngày từ các loại đường bổ sung. Nếu bạn tiêu thụ hơn 10% calo từ đường bổ sung, thì điều này sẽ dẫn đến khó có thể đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể trong khi bạn vẫn ở trong giới hạn calo cho phép.
5. Việc tiêu thụ thiếu vitamin D và Kali được coi là mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng đối với dân số Hoa Kỳ nói chung vì lượng hấp thụ không đủ sẽ có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe
May mắn thay, việc đảm bảo tiêu thụ đủ các nguyên tố vi lượng giờ đây sẽ dễ dàng hơn với yêu cầu Kali và vitamin D phải xuất hiện trên nhãn thông tin dinh dưỡng. Ngoài ra, không chỉ đơn thuần phải cung cấp số lượng phần trăm giá trị hàng ngày cho vitamin D, Kali, Canxi và sắt, mà còn phải cung cấp cả lượng thực tế. Vitamin A và C không còn được yêu cầu xuất hiện trên nhãn vì việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này trong chế độ ăn hàng ngày là rất hiếm. Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu khoa học mới đã đưa ra các giá trị phần trăm hàng ngày cao hơn và thấp hơn đối với một số chất dinh dưỡng nhất định (Bảng 1 và 2). Ví dụ: phần trăm giá trị hàng ngày cho tổng chất béo đã tăng từ 65g lên 78g, có nghĩa là nếu một thực phẩm đóng gói chứa 40g chất béo trong một khẩu phần ăn thì trước đây nó sẽ được dán nhãn là 62% giá trị hàng ngày và bây giờ nó sẽ được dán nhãn là 51% giá trị hàng ngày. Ngoài ra, đường bổ sung và Choline hiện đã có giá trị phần trăm hàng ngày (Bảng 3). Hình 1 và 2 mô tả mối quan hệ giữa giá trị hàng ngày và phần trăm giá trị hàng ngày và khi giá trị này tăng lên thì giá trị kia cũng phải tăng lên.

5% giá trị hàng ngày hoặc ít hơn của một chất dinh dưỡng/mỗi khẩu phần được coi là thấp.
20% giá trị hàng ngày hoặc nhiều hơn của một chất dinh dưỡng/mỗi khẩu phần được coi là cao.
Bảng 1

Bảng 2

Bảng 3

Mô hình 1

Mô hình 2

6. Phần chú thích ở cuối nhãn đã được đơn giản hóa để thể hiện tốt hơn ý nghĩa của % giá trị hàng ngày
Điều này sẽ giúp người sử dụng hiểu rõ ràng hơn về thông tin dinh dưỡng trong bối cảnh tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Đọc nhãn thông tin về dinh dưỡng có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng nó có thể giúp bạn đưa ra quyết định ăn uống sáng suốt như một phần của phương pháp ăn uống lành mạnh và phòng tránh những vấn đề về sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng. Để thực tế áp dụng thông tin này và hiểu rõ hơn nhãn thông tin dinh dưỡng liên quan đến lượng thức ăn hàng ngày, vui lòng xem thêm thông tin tại đây.

nguồn ACE fitness

X